Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

(HN) - (TP.HCM)
RSS

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013


Những bài văn này ngay sau khi ra đời đã nhanh chóng lan rộng trên cộng đồng mạng và chiếm được cảm tình cũng như nhiều bình luận của người đọc. Hãy cùng đọc để cảm nhận và suy ngẫm về cuộc sống quanh ta.
Bài văn của cô học sinh Nguyễn Phi Thanh, lớp 11A18 Trường THPT Việt Đức tại kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên ở Hà Nội tháng 3/2005. Đây có thể coi là một chuyện rất hy hữu trong các kỳ thi, cũng là một tiếng chuông báo động về cách dạy học môn văn nói riêng và cách dạy học “thầy đọc trò ghi”, “mưa từ trên xuống” nói chung trong trường phổ thông.
“Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?... Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ... “
Bài văn đã được nhiều HS và thầy cô giáo chuyền tay nhau đọc, bình luận. Rất nhiều HS tán đồng với ý kiến này. Còn các thầy cô giáo thì dè dặt hơn. Có người bảo rằng phải cho 20 điểm mới xứng đáng, có người khẳng định bài văn chỉ đáng điểm 0. Còn thực tế, người chấm đã cho bài văn này 3/15 điểm với lý do: Viết lạc đề.
 
Ảnh minh họa (internet)
Với đề bài, “Em hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nói tục chửi bậy trong học đường hiện nay?”. Một học sinh lớp 12
tên là Vũ Hoàng L đã có một bài văn khiến nhiều người phải giật mình, choáng váng vì độ “hồn nhiên” và… thô thiển. Trong từng câu văn, nam học sinh đã sử dụng khá nhiều những tiếng lóng thô tục đang rất “thịnh hành” trong giới trẻ: “Nhắc đến vấn đề nói tục chửi bậy thì nó là một trò bình thường vãi. Mục đích của nó là gì? Ý nghĩa của nó là chi? Để mọi người có thể mắng nhiếc ư? Không! Thế thì bạn bè đã đ…chửi nhau. Sao? Đấy chỉ là một số thằng à? CCC. Đ…ai mà chả nói tục chửi bậy…”.
Bài văn nhận được vô số phê phán chỉ trích sau khi xuất hiện trên mạng xã hội. Nam sinh này đã nhận điểm 0 và lời phê “Cần xem lại đạo đức bản thân” của giáo viên.
“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” … Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai… Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ…”
Đó là những câu văn được trích dẫn từ bài văn của Nguyễn Trung Hiếu kể về hoàn cảnh gia đình với mẹ chạy thận, ông ốm liệt giường khiến cả cô và trò lớp 11 chuyên Lý, THPT Hà Nội - Amsterdam cùng khóc. Những dòng chữ như được viết lên bằng tất cả mọi cảm xúc của cậu học trò sinh ra, lớn lên và chứng kiến tất cả những bất hạnh của gia đình, lòng thương con vô bờ bến của người mẹ bệnh tật trong gia cảnh luôn thiếu thốn vật chất giữa lòng Thủ đô sa hoa.
Bài văn sâu sắc về “đường tắt” của nữ sinh 16 tuổi
Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) từ bài thơ " Đường tắt" của Đặng Chân Nhân.
“Có một sự thật luôn tồn tại mà ai cũng biết: rằng nhiều kẻ bằng "ô dù", bằng nịnh nọt, bằng cách này hay cách khác mà trèo lên được chức vụ cao, làm ông to bà lớn, ung dung hưởng kết quả mà lẽ ra phải đánh đổi bằng rất nhiều cố gắng nỗ lực. Ai cũng biết và ai cũng bức xúc. Ai cũng bức xúc nhưng không ai dám nói to. Không ai dám nói to nhưng người ta thì thầm "ông ấy... bà nọ..." và ai cũng tặc lưỡi "biết rồi". Nói như Đặng Chân Nhân là ta đã quen nhìn nhiều người đi " Đường tắt"… Đúng là đi đường tắt thì cái gì cũng dễ. Đi dễ, thành công dễ và mất cũng dễ. Mà đã mất là mất hết. Vì không có năng lực thực sự thì không khả năng giải quyết các yêu cầu công việc ở vị trí đó. Họ lúc nào cũng sống trong lo sợ sẽ có người hạ bệ mình, lúc nào cũng bất an, lúc nào cũng phải tìm cách lấp liếm sự kém cỏi. Nhưng, dù sớm hay muộn, họ chắc chắc cũng sẽ bị lật tẩy…”. Bài văn đã khiến cho không ít người trong chúng ta không khỏi giật mình mà suy ngẫm về chính mình và nhận ra đâu đó có hình bóng chúng ta trong đó.
Bài văn ngây ngô “khó đỡ” của học tiểu học
 Ảnh minh họa (Internet)
Các bài văn của học sinh cấp tiểu học có lẽ luôn khiến cho các thầy cô giáo khi chấm bài cũng như phụ huynh phải buồn cười nhất.
Về bài văn tả con gà trống, có em viết: "Nhà em có một con gà trống, lông nó màu tía rất đẹp. Mỗi sớm mai thức dậy nó gân cổ gáy thùn thụt báo thức cho mọi người dậy đi làm. Hôm giỗ ông em, con gà trống không gáy nữa vì bị bố em làm thịt". Với đề bài là tả cảnh sân trường trước giờ vào lớp thì: "Đầu giờ học, khi tiếng trống trường báo hiệu vào mười lăm phút đầu giờ, sân trường em thật hỗn loạn. Các bạn chen lấn xô đẩy nhau. Các bạn còn đè lên nhau, dẫm đạp nhau để kịp vào lớp đúng giờ. Trước cổng trường, một vài cô giáo đi muộn hối hả chạy vào lớp vì bận cho con bú".
Nhiều cô giáo khi chấm bài cho học sinh cũng không nhịn được cười khi thấy học sinh tả mình: "Cô giáo em duyên dáng lắm. Mái tóc cô dài, khuôn mặt trái xoan. Đặc biệt cô có hàm răng trắng thẳng tắp như bờ ruộng…".  
Dù được viết ra bằng suy nghĩ, cảm xúc, tâm hồn của lứa tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng nhưng đó lại là những cảm nhận tinh tế, chân thành nhất. Tâm hồn các em như những tờ giấy trắng để ghi lại tất cả những rung động về cuộc sống, về con người. Điều đó thật đáng trân trọng.
 Tổng hợp

Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét