Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

(HN) - (TP.HCM)
RSS

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013


8.000 hộp sọ, những mộ chôn tập thể, rải rác xương người trên lối đi ở di tích lịch sử Cánh đồng chết Choeung Ek (Campuchia) là dấu ấn không thể quên về tội ác diệt chủng của chế độ Polpot những năm 70.
Cánh đồng chết Choeung Ek (cách thủ đô Phnompenh 20 km) là nơi ghi dấu nỗi đau của nhân loại một thời. Để tưởng niệm các nạn nhân xấu số, Chính phủ Campuchia xây dựng Đài tưởng niệm ở giữa khu di tích và lưu giữ khoảng 8.000 hộp sọ của các nạn nhân.
Nhiều xương sọ còn ghi dấu tích của những vụ tra tấn bởi những đường nứt, khe rãnh chạy dọc ngang trên hộp sọ. Đây là hậu quả của những cú bổ bằng rìu, dao hoặc đánh bằng gậy vào đầu.
Cánh đồng chết trải dài với những hố đào lồi lõm từng là nơi chôn người. Dù khu vực này luôn đông đúc nhưng bất cứ ai đi qua các hố chôn tập thể đều có cảm giác hồi hộp, rùng mình khi thấy những khúc xương còn vương vãi.
Một gốc cây quân Polpot thường dùng để đánh đập trẻ em.
Rải rác những ngôi mộ chôn tập thể đã được khai quật như: “Mộ trẻ sơ sinh”, “Mộ nhiều xác nhất”, “Mộ người không đầu”...
Người đến thăm thường treo vòng tưởng niệm các nạn nhân xấu số bên hàng rào.
Một khách du lịch đang xem hình ảnh khai quật Cánh đồng chết.
Quần áo của các nạn nhân cũng được lưu giữ trong tủ kính.
Những mẩu xương người còn lại sau khi khai quật. Từ Cánh đồng chết, khách du lịch được hiểu rõ về một thời kỳ đen tối của đất nước Campuchia.
Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng
Nhà tù Tuol Sleng nằm ở trung tâm thủ đô Pnom Penh là bảo tàng tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ trong thời gian cầm quyền (1975 - 1979). Đây từng là trường phổ thông trung học trước khi trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
Năm 1975, trường được chuyển thành nhà tù an ninh S21, nơi giam giữ khoảng 17.000 người trong 4 năm. Trường đã được cải hoán như xây thêm hàng rào điện, gia cố phòng thành trại giam, phòng hỏi cung và phòng tra tấn.
Ngay lối vào là các ngôi mộ của phạm nhân người Campuchia từng bị giết hại tại đây.
Nhiều xương cốt tù nhân bị Pol Pot giết hại đang được lưu giữ, trưng bày.
Bản đồ đất nước Campuchia được ghép bằng sọ các nạn nhân gây ấn tượng mạnh với du khách.
Trong phòng tra tấn có nhiều dụng cụ dùng để tra tấn nạn nhân đến chết.
Một trong những hình thức tra tấn phố biển ở S21 là rút móng tay, móng chân; đổ axít vào mặt, khoét ngực để thả rết, dùng búa, rìu, roi đánh đập... Nhiều dụng cụ tra tấn nạn nhân được lưu giữ.
Những dãy buồng giam dài được xây kín bằng gỗ, gạch, tù nhân bị giam giữ trong buồng giam nhỏ có diện tích 0,8 x 2 m.
Nạn nhân bị xích chân bằng sợi xích to chôn chặt vào tường hoặc nền nhà xi măng.
Hình ảnh những tử tù tại nhà tù Tuol Sleng.
Dây thép gai chằng chịt bên ngoài những phòng giam.
Du khách có thể gặp ông Chum Manh, một trong 14 người còn sống sót tại nhà tù S21. Ông sẵn sàng kể lại những nỗi đau khổ phải gánh chịu dưới thời Khmer Đỏ.
Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét